Những truyền thuyết ly kì về lễ giáng sinh và những điều thú vị mà bạn có thể không biết

Bạn có biết tên gọi Christmas bắt nguồn từ đâu? Món quà nào thể hiện cho tình yêu trong đêm lễ Giáng sinh? Chiếc kẹo gậy bắt nguồn từ quốc gia nào? Những sự thật thú vị về ngày lễ giáng sinh sẽ được ZZKids bật mí ngay trong bài viết này.

Sự ra đời của từ Christmas

Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas. Chữ Christ (Kito – đấng được xức dầu) là tước vị của Đức Giê-su. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ). Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày giáng sinh của Chúa Giêsu.
Chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa như nhau. Vì chữ Hy lạp viết Christ là Christos, Xpiơtós hay Xristos. Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ Xristos hay Xpiơtós, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas. Như vậy Xmas cũng có nghĩa là ngày lễ của đấng Christ.
Thời kỳ Giáo hội Cơ đốc sơ khai (2 -3 thế kỷ đầu Công nguyên), lễ này được mừng chung với lễ Hiển linh. Từ năm 200, thánh Clementê Alexandria (150-215) đã nói đến một lễ hết sức đặc biệt được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Còn Hội thánh La tinh thì mừng kính lễ ấy vào ngày 25 tháng 12.
Theo một nguồn tư liệu khác thì tín hữu Cơ đốc sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật vì không muốn làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Do đó, họ không ăn mừng ngày Đức Jesus giáng sinh trong suốt ba thế kỷ đầu. Đến thế kỷ IV, những người Cơ đốc bắt đầu muốn ăn mừng Giáng sinh mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền La Mã phát hiện và bắt bớ bởi đến lúc đó, Cơ đốc giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp.
Hằng năm, người La Mã ăn mừng Thần Mặt trời vào ngày 25 tháng 12. Những người Cơ đốc lợi dụng cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Đức Giêsu giáng sinh, đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại. Nhờ vậy, chính quyền La Mã không phát hiện ra.
Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine bỏ đa thần giáo và theo Cơ đốc giáo. Ông hủy bỏ ngày lễ ăn mừng Thần Mặt trời và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật Đức Jesus. Đến năm 354, Giáo hoàng Liberius công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh.
Trong nhiều thề kỷ, các học giả Kito giáo chấp nhận Giáng sinh là ngày Chúa Giê-su ra đời. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, họ đề xuất cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng ngày Giáng sinh được lựa chọn để tương ứng với tiết đông chí ở Bắc bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12. Năm 1743, Paul Ernst Jablonski người Đức lập luận Giáng sinh được xác định vào 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra, trước người Kito giáo, nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác cũng ăn mừng ngày lễ cuối tháng 12.

Ý nghĩa cụm từ “Merry Christmas”

Mặc dù các hoạt động tổ chức Giáng sinh bắt đầu từ thế kỷ thứ tư nhưng chỉ đến năm 1699, cách nói “Merry Christmas” mới xuất hiện khi một sĩ quan hải quân sử dụng nó trong bức thư thân mật. Cụm từ này xuất hiện lần thứ hai vào năm 1843 trong tác phẩm của Charles Dickens – “Bài hát đón mừng Giáng sinh”.
Trong dịp lễ Giáng sinh, không chỉ tín hữu Thiên Chúa giáo mà phần lớn mọi người đều gửi đến nhau lời chúc “Merry Christmas”. Trong cụm từ này, “Merry” có nghĩa là niềm vui. Nghĩa của từ “Christmas” như giải thích ở trên, nhưng cũng có nghĩa là các con chiên của Chúa (cách dùng trong tiếng Anh cổ). Từ “Merry” gieo vào lòng người niềm hân hoan, cảm giác ấm áp hạnh phúc vì nó gắn liền với dịp lễ Giáng sinh.
Một số người sử dụng từ “Happy” thay cho “Merry” để chúc nhau trong dịp Giáng sinh. Cụm từ “Happy Christmas” trở nên phổ biến trên toàn thế giới vào thế kỷ XIX khi nó được sử dụng bởi chính nữ hoàng Anh Elizabeth II.
Đôi khi để rút gọn, nhiều người sử dụng từ Xmas thay cho Christmas. Tuy nhiên phải khẳng định rằng, không cụm từ hay cách nói nào phổ biến bằng cụm từ “Merry Christmas”.
Cùng với đó, sự ra đời của bài hát nổi tiếng “We wish you a Merry Christmas” giúp cho cụm từ này càng phổ biển và được sử dụng rộng rãi.
Vào năm 1843, khi công nghệ in ấn bắt đầu phát triển, người ta in cụm từ “Merry Christmas” lên tấm thiệp in mừng Giáng sinh đầu tiên. Kể từ đó, “Merry Christmas” được dùng như một câu “cửa miệng” mỗi khi muốn dành tặng nhau những lời chúc Giáng sinh an lành.

Ông già Noel ra đời như thế nào?

Với mỗi đứa trẻ đều có thói quen và ước mơ được gặp  ông già Noel vào đêm Giáng sinh để nhận quà khi mà chúng là đứa trẻ ngoan trong năm. Vậy ông già Noel có thật không?
Ông già Noel là hóa thân của Thánh Nicolas ở thành Mila (280 – 343), Thổ Nhĩ Kỳ. Trước khi được phong thánh, ông là người giàu có và nhân từ.  Vào một đêm Giáng sinh, ông được Thiên chúa mặc khải, đem hết của cải riêng mình ban phát cho những người nghèo khổ và trẻ con. Ông luôn mau bánh kẹo cho những người nghèo khổ, biến ước mơ của họ thành hiện thực.
Đến thế kỷ IX Công Nguyên, Hội Thánh Công Giáo làm lễ phong thánh cho ông với cương vị là Thánh bổn mạng của trẻ em. Sau khi được phong thánh, Nikolas trở thành người đỡ đầu của các thương nhân, thủy thủ và trẻ con.
Ông còn được gọi là ông già Tuyết (Nga); người Mỹ gọi Santa Claus (Thánh Nicolas); người Pháp gọi ông là Le Père Noel (ông Cha, linh mục Noel); Joulupukki là tên gọi của ông tại nước Phần Lan.

Vì sao cần trang trí cây thông dịp giáng sinh

Một truyện cổ phương Tây kể, xưa, vào một đêm Noel, người tiều phu nghèo đang trên đường về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi vì đói. Dù rất nghèo khổ, ông vẫn cho đứa bé thức ăn và chỗ ngủ. Sáng hôm sau khi thức dậy, thấy một cây thông tuyệt đẹp mọc trước cửa, ông hiểu ra đứa trẻ chính là Chúa cải trang để thử lòng và cây thông là phần thưởng cho lòng tốt của ông.
Một truyền thuyết kể, vào thế kỷ thứ 8, thánh Boniface (giáo sĩ người Anh) khi sang Đức truyền đạo đã tặng thành phố Geismar một cây thông tượng trưng cho tình thương và tín ngưỡng mới. Khi chấp nhận Cơ đốc giáo, người Đức chọn cây thông làm biểu tượng ngày Giáng sinh để tưởng nhớ thánh Boniface.
Câu chuyện về vị thánh này có dị bản như sau: Trên đường hành hương tới Đức, thánh Boniface nhìn thấy một nhóm người vây quanh cây sồi lớn, chuẩn bị đem một đứa trẻ ra tế thần. Để cứu đứa trẻ, Boniface hạ gục cây sồi chỉ bằng một cú đấm. Tại nơi đó mọc lên một cây thông nhỏ. Ông nói với nhóm người kia rằng đây là cây của sự sống, tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế.
Nhiều học giả tin rằng, việc dùng cây thông làm cây giáng sinh bắt nguồn từ các vở kịch thời Trung cổ, hầu hết lấy chủ đề từ Kinh Thánh, phục vụ nhà thờ. Cuối thời Trung cổ, các buổi diễn kịch có không khí cởi mở hơn, nhiều người quan điểm đêm Giáng sinh cũng được coi là ngày lễ của Adam và Eva. Trong một số cảnh, hình ảnh cây thông treo đầy trái cây được coi là tượng trưng cho vườn địa đàng, và nó còn được gọi là “cây thiên đường”.
Đến thế kỷ thứ 16, tục trang trí cây thông Noel mới phổ biến ở Đức, nơi được coi là nước đầu tiên của châu Âu có phong tục trang trí Giáng sinh bằng cây thông.
Vào giữa thế kỷ 19, cây thông Noel mới bắt đầu phổ biến ở Anh. Năm 1841, Nữ hoàng Victoria và chồng là Albert trang trí cây giáng sinh đầu tiên của nước Anh tại lâu đài Windsor bằng nến cùng với rất nhiều kẹo, trái cây. Sau đó, nhiều gia đình giàu có ở Anh cũng “bắt chước” họ. Dần dần, phong tục này lan rộng ra các tầng lớp, đến khắp các vùng thuộc địa của Anh và những xứ sở khác.
Ở Mỹ, cây thông Noel đầu tiên xuất hiện vào những năm 1830 do những người Đức nhập cư ở Pennsylvania mang đến. Suốt mấy chục năm, hầu hết người Mỹ coi cây giáng sinh là điều kỳ cục. Đến thập niên 1890, nhiều đồ trang trí được nhập từ Đức tới, và cây thông Noel trở nên phổ biến tại Mỹ, Canada.
Ý nghĩa việc mọi người tặng quà trong ngày lễ Giáng sinh
Việc tặng quà Giáng sinh, với người Công giáo còn có ý nghĩa sâu sắc. Chúa Jesus đã chịu đóng đinh lên cây thập tự giá và hy sinh cho nhân loại. Do đó, việc tặng quà ngày nay được coi như hành động mô phỏng việc bạn làm cử chỉ hy sinh nhỏ cho người khác, không kỳ vọng được đáp trả. Với người theo tôn giáo này, tặng quà Giáng sinh cũng là cách bày tỏ tình cảm yêu mến giữa những người thân với nhau.

Gậy kẹo bắt nguồn từ quốc gia nào?

Vào những năm 1800, một người thợ làm bánh kẹo của Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của lễ Giáng sinh qua những chiếc kẹo. Qua cây gậy kẹo của mình, ông thể hiện tình yêu và sự hy sinh của Đức Chúa. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, trong trắng của Đức Chúa. 3 sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn Ðức Chúa phải chịu trước khi ngài chết và biểu hiện 3 ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Lật ngược cây kẹo, đó là chữ “J”, tên chúa Jesus.
Thiệp Giáng sinh bắt nguồn từ đâu?
Bắt nguồn từ năm 1843, khi ông Henry Cole (1808-1882, thương gia giàu có nước Anh) nhờ John Callcott Horsley (1817-1903, họa sĩ ở London) thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau, người Mỹ mới chấp nhận nó.

Ngôi sao Giáng Sinh

Ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rưc rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía,có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.
Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran va Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua.
Từ đó, 3 vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các vật phẩm trầm hương và vàng bạc châu báu.
Ngôi sao trở thành biểu tượng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ sang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đem Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat qua Zalo
Chat ngay để nhận tư vấn